Khi người lao động cảm nhận mình được quan tâm thật lòng và thấy lãnh đạo luôn quan tâm đến mình, khi ấy họ sẽ trung thành và cam kết mạnh mẽ hơn, sẵn sàng đền đáp, làm hết sức mình và vượt mong đợi ngay cả trong giai đoạn phân tán và khủng hoảng.
Vòng xoáy tăng cường này giúp doanh nghiệp điều hướng các thách thức tức thì và định vị để hồi phục nhanh hơn về lâu dài khi gây dựng lòng tin, từ đó phát triển lòng tự hào, tôn trọng và công bằng.
Hôm đầu tuần tôi có cuộc gặp qua Zoom với một lãnh đạo cấp cao của một doanh nghiệp toàn cầu nổi tiếng.
Rõ ràng ngay từ đầu cuộc gặp chị đã mất tập trung và vẫn phân tâm vì một vụ việc liên quan đến lãnh đạo của mình. “Chị có muốn nói về chuyện đó không?” Tôi hỏi. Chị đã mô tả tình huống mà nhiều người trong chúng ta từng gặp phải trước đây.
Chị kể rằng lãnh đạo của mình đã từ chối bằng thư điện tử một yêu cầu mà chị đã gửi. Vị lãnh đạo này không hề gọi trước cho chị để thảo luận và không một lời giải thích lý do từ chối. Rõ ràng vị lãnh đạo này đã làm chị cảm thấy bị mất giá.
“Tôi là một lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp,” chị bắt đầu. “Anh có nghĩ vị lãnh đạo kia tin tưởng tôi đủ mức để chấp nhận yêu cầu của tôi hoặc chí ít cũng nên thể hiện sự tôn trọng, nói chuyện với tôi trước khi từ chối. Tôi nghĩ không có lý do gì phải tự hủy hoại bản thân vì doanh nghiệp này.”
Tôi biết chị đã nhiều năm nay. Chị luôn cố gắng hết sức mình trở thành người được việc, luôn kiên định làm nhiều hơn mong đợi. Sau buổi nói chuyện, tôi đã không ngừng suy nghĩ: sự việc này giữa chị với lãnh đạo kia sẽ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa họ mà còn đến những nỗ lực gia tăng mà chị sẽ (hoặc không) bỏ ra sau này sẽ ra sao.
Đây đúng là một ví dụ điển hình về sức mạnh và tầm quan trọng của sự tin cậy ở nơi làm việc . Khi thiếu sự tin cậy, những sự việc như này làm tắt ngóm ngọn lửa nhiệt huyết và năng suất của người lao động, bất kể họ đã cam kết và có ý thức như thế nào.
Ảnh hưởng của lãnh đạo không đáng tin cậy
Khi mức độ tin cậy thấp, nhiều thành phần lao động phải lãnh chịu hậu quả:
- Người lao động giảm nỗ lực và tâm trí của họ vào công việc.
- Mức độ phối hợp và hợp tác với những người khác giảm xuống.
- Người lao động bớt quan tâm đến thành công của doanh nghiệp.
Chi phí phối hợp đã quá rõ ràng, ngay cả khi khó có thể lượng hóa chi phí đó. Trong ví dụ này, mức độ tin cậy đang bị xói mòn ở nhân sự cấp cao của doanh nghiệp. Thử nghĩ xem, một khi phải trải nghiệm với lãnh đạo yếu kém hơn mong đợi thì chị ấy sẽ thể hiện ra sao trong vai trò lãnh đạo của mình?
Lãnh đạo không đáng tin cậy bóp méo nhận định về công bằng.
Nhận định về công bằng của người lao động tại nơi làm việc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trải nghiệm lòng tin của họ với lãnh đạo và doanh nghiệp.
Khi người lao động không tin lãnh đạo, nhiều khả năng họ nhận định các vấn đề lương thưởng, đề bạt và quyết định của doanh nghiệp bất công.
Thiếu sự tin tưởng, chúng ta có khuynh hướng tự tạo ra lập luận của riêng mình về những ẩn ý gây ảnh hưởng đến các quyết định.
Tương tự, trong tình huống ngược lại – khi chúng ta tin tưởng lãnh đạo, nhiều khả năng chúng ta sẽ:
- Giả định mọi thứ đều là ý tốt.
- Gạt bỏ mọi nghi ngờ khi chúng ta không hiểu hoặc không đồng tình với các quyết định.
- Cố gắng làm hết sức mình trong công việc để vượt mong đợi.
Điều này giúp chúng ta giải phóng năng lượng, tập trung vào thành công của lãnh đạo và doanh nghiệp – ngay cả khi có bất ổn.
Cách đo lường mức độ tin cậy của người lao động đối với lãnh đạo
Trong số 100 Công Ty Tốt Nhất Làm Việc Cùng của tạp chí Fortune ®:
- 82% số người lao động có trải nghiệm nhất quán việc lãnh đạo thực hiện lời hứa.
- 83% có trải nghiệm lãnh đạo Nói đi đôi với Làm.
Các mệnh đề này trong Khảo sát chỉ số tin cậy có vai trò chỉ báo trải nghiệm của người lao động về mức độ tin cậy của họ với lãnh đạo. Cùng phân tích nhận xét của người lao động có trải nghiệm với lãnh đạo đáng tin cậy, khi mô tả văn hóa doanh nghiệp họ sử dụng các từ ngữ như:
- “Đôi bên cùng có lợi”
- “Ủng hộ”
- “Tuyệt vời”
- “Vô cùng tốt”
Những câu trả lời như thế này đối lập hoàn toàn với những nhận xét của những ai không có trải nghiệm này. Những câu trả lời điển hình trong tình huống đối lập bao gồm:
- “Bị vắt kiệt cảm xúc”
- “Thiên vị”
- “Quyết định kém cỏi”
- “Hứa hươu hứa vượn”
- “Làm việc cật lực và trả lương bèo bọt”
Những người tin tưởng lãnh đạo và cảm thấy được tham gia các quyết định có ảnh hưởng đến mình khả năng cao sẽ:
- Mang lại dịch vụ khách hàng xuất sắc cao gấp 8 lần.
- Muốn ở lại doanh nghiệp nhiều hơn 9 lần.
- Giới thiệu doanh nghiệp của mình với người khác nhiều hơn 14 lần.
Làm thế nào giúp doanh nghiệp có khả năng chịu đựng suy thoái bằng cách đảm bảo lãnh đạo đáng tin cậy.
Chúng ta đều biết gây dựng lòng tin mất nhiều thời gian. Nhà tâm lý học và tác giả Brené Brown chia sẻ cách dạy con gái tư duy về lòng tin, sử dụng lọ gồm nhiều viên đá như một phép ẩn dụ:
- Mỗi khi ai thực hiện lời nói đi đôi với việc làm thì hãy thả một viên đá vào lọ.
- Mỗi khi ai thất hứa hãy bỏ một viên đá ra.
Mục tiêu của chúng ta là lấp đầy lọ của nhau bằng những viên đá.
1. Tầm quan trọng của mối quan hệ
Để tin tưởng một ai đó mà bạn không biết rõ về người ấy quả là khó khăn. Khi lãnh đạo đầu tư thời gian để tìm hiểu người lao động như một cá nhân và một chuyên gia thì sẽ mất nhiều công sức để lấp đầy lọ bằng những viên đá.
Dành thời gian gặp mặt 1-1 thường xuyên và định kỳ (hàng tuần hoặc mỗi hai tuần), thậm chí 15 phút sẽ tạo cơ hội kết nối, gây dựng lòng tin. Tìm hiểu mục tiêu, động lực và sở thích của người lao động cũng như hiểu họ trên phương diện cá nhân sẽ tạo ra sự kết nối, thúc đẩy mối quan hệ khăng khít hơn.
2. Lắng nghe
Dành thời gian và quan tâm tới một người bằng việc hiện diện hoàn toàn và lắng nghe chăm chú là một trong những cách lớn nhất thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và ghi nhận mà một người có thể cho đi.
Chúng ta đều có nhu cầu căn bản của con người là được lắng nghe và được thông cảm. Thể hiện sự tò mò và lắng nghe chăm chú là nền tảng của sự tin cậy và các mối quan hệ.
3. Giao tiếp cởi mở
Dành thời gian chia sẻ thông tin một cách hồn nhiên và thật lòng là biểu hiện của sự tôn trọng và là cách xây dựng lòng tin mạnh mẽ.
Chia sẻ thông tin với một người gửi đi thông điệp họ quan trọng với bạn, bạn trân quý họ và đầu tư cho sự thành công của họ.
4. Mời người lao động tham gia vào các quyết định
Khi người lao động được tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến họ, họ sẽ trở nên gắn kết và cam kết hơn với thành công của bạn và của doanh nghiệp.
Tham gia như vậy tạo điều kiện cho người lao động đóng góp tiếng nói và ý tưởng của họ. Khi được làm việc này, họ cảm thấy được trân trọng và có ý thức về mục đích – một nhu cầu căn bản của con người.
Khi chúng ta có thể đóng góp và tạo ra sự khác biệt, chúng ta ắt sẽ đầu tư nhiều hơn vào kết quả.
Bắt đầu thu lượm các viên đá
Lãnh đạo đáng tin cậy quan trọng hơn bao giờ hết vì lăn lộn với những thách thức của COVID-19 và suy thoái. Doanh nghiệp cần nhanh lẹ, kiên cường và đổi mới để điều hướng những dòng nước hung dữ mà chúng ta đang gặp.
Việc này đòi hỏi phải tối đa hóa năng lực của người lao động, muốn vậy phải tạo ra môi trường mà mọi người cùng muốn cống hiến hết mình và cam kết vì thành công của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp muốn đo lường mức độ tin cậy của người lao động đối với lãnh đạo, phương pháp luận toàn diện của Great Place to Work® đảm bảo rằng mỗi người lao động, bất kể họ là ai hay họ làm công việc gì đều có những trải nghiệm tích cực nhất quán tại nơi làm việc. Hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu nền tảng khảo sát người lao động và quản lý văn hóa của chúng tôi.
Great Place to Work
Great Place to Work® là công ty tư vấn và phân tích toàn cầu giúp các doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn bằng cách tập trung vào trải nghiệm làm việc dành cho người lao động — nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối quan hệ rõ ràng và trực tiếp giữa sự gắn kết của người lao động và hiệu quả tài chính. Suốt 30 qua, chúng tôi đã khảo sát hơn 100 triệu người để giúp doanh nghiệp khắp thế giới xác định và xây dựng văn hóa nơi làm việc có độ tin cậy cao, hiệu suất cao. Được củng cố sức mạnh bởi nhiều thập kỷ nghiên cứu, Emprising™, nền tảng phân tích và khảo sát Phần mềm-dạng-Dịch vụ (SaaS) của chúng tôi, cho phép các doanh nghiệp quyền truy cập các đánh giá, dữ liệu và báo cáo thời gian thực cần thiết để giúp họ tạo ra tác động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, con người và văn hóa của họ. Thông qua các chương trình chứng nhận của mình, chúng tôi công nhận những nơi làm việc xuất sắc và giới thiệu Bảng Xếp Hạng thường niên 100 Công Ty Tốt Nhất Làm Việc Cùng của Fortune, cũng như hàng loạt Bảng Xếp Hạng Nơi Làm Việc Tốt Nhất khác ở Hoa Kỳ và hơn 60 quốc gia khác. Mọi thứ chúng tôi làm đều được dẫn dắt bởi sứ mệnh: xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách giúp các tổ chức trở thành nơi làm việc xuất sắc Vì Tất Cả cho tới năm 2030.