Người lao động có khuynh hướng ghi nhận sự thăng tiến công bằng, những lợi ích đặc biệt, độc đáo, cùng một môi trường có sự quan tâm hỗ trợ cho sức khoẻ thể chất và cả sức khỏe tổng thể của họ.
Châu Á đã và đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID, đây là một thực tế được nhấn mạnh bởi Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất khu vực – với mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến và và ghi nhận tỷ lệ lao động trẻ thất nghiệp ở mức cao..
Những con số là một phác họa rõ ràng về những thách thức mà các nhà lãnh đo doanh nghiệp trên khắp châu Á phải đối mặt. Mọi công ty phải tìm cách tối đa hóa năng lực của người lao động nhằm tăng hiệu quả và năng suất.
Bảng xếp hạng 2023 Best Workplaces in Asia™cung cấp những chỉ dẫn về cách đạt được mục tiêu này. Tại các công ty lọt vào bảng xếp hạng năm nay, 90% người lao động cho rằng, họ luôn nỗ lực cống hiến trong công việc.
Điều gì đã đem lại cảm hứng khiến người lao động hăng say làm việc và sẵn sàng cống hiến nhiều hơn cho sự thành công cho công ty? Tại 2023 Best Workplaces in Asia người lao động nhận định họ nhận được sự quan tâm cao hơn từ đội ngũ quản lý và từ đồng nghiệp.
“Khi bạn cho người lao động thấy bạn quan tâm họ tới nhường nào, họ sẽ đáp lại bằng sự nỗ lực, khả năng cải tiến trong công việc và năng suất lao động cao hơn” – Ông Michael C. Bush, Giám đốc điều hành của Great Place To Work cho biết.
“Best Workplaces in Asia đã chứng minh giá trị của việc đầu tư vào con người và việc xây dựng một môi trường làm việc công bằng, nơi mà mọi người đều có thể thành công”.
Bảng xếp hạng năm nay vinh danh 200 công ty tại Châu Á và Trung Đông, thuộc một trong ba hạng mục: doanhvừa và nhỏ (10-499 người lao động), doanh nghiệp lớn (trên 500 nhân viên), và những công ty đa quốc gia (hơn 1000 nhân viên và đáp ứng một số tiêu chí khác).
Sự quan tâm đặc biệt
Trong rất nhiều cách thức, những hành vi tạo nên sự khác biệt tại Best Workplaces in Asia với những môi trường khác thể hiện ở mức độ vượt chuẩn trong trong việc quan tâm chăm sóc cho người lao động.
Trong một nghiên cứu chuẩn đối sánh toàn cầu, chỉ 57% người lao động cho biết các đồng nghiệp của họ thể hiện sự quan tâm lẫn nhau và chỉ 65% người lao động nói rằng họ được là chính mình tại nơi làm việc. Chỉ 55% người lao động tại một công ty thông thường cho rằng họ đang làm việc trong môi trường coi trọng sức khỏe tâm lý và cảm xúc.
Con số này được cải thiện đáng kể tại Best Workplaces in Asia™.
Tại những công ty nằm trong bảng xếp hạng, 88% người lao động cho biết họ được làm việc trong môi trường coi trọng sức khỏe tâm lý và cảm xúc. Con số thậm chí còn cao hơn, 90% người lao động cho rằng họ có thể được là chính mình và 91% nói rằng đồng nghiệp của họ có sự quan tâm lẫn nhau.

Mức độ quan tâm gia tăng được thể hiện rõ nhất qua những câu chuyện, ví dụ như của công ty chế tạo và sản xuất Leminar 19 được vinh danh trong hạng mục Doanh nghiệp lớn. Khi một cựu chiến binh đã gắn bó bốn- thập kỷ với công ty gặp tình trạng nhược thị trong quá trình trở về quê nhà ở Ấn Độ, công ty đã nhanh chóng có những sự hỗ trợ cho anh. Họ giúp đảm bảo thị thực của anh ta vẫn còn hiệu lực, đảm bảo nhận được sự hộ trợ y tế và tinh thần cho đến khi anh ta có thể bình phục và cuối cùng là trở về nhà.
Tại Những nơi Làm Việc Xuất sắc nhất Châu Á, 88% người lao động cho biết Ban lãnh đạo thực hiện đúng cam kết của họ – 11 điểm phần trăm cao hơn so với điểm chuẩn của các nơi làm việc khác được khảo sát. Đạt được tỷ lệ tán thành cao như vậy là do khi lãnh đạo nói rằng họ quan tâm tới người lao động, họ có những hành động để thể hiện mức độ của sự quan tâm đó.
Cung cấp những chế độ linh hoạt
Các lựa chọn làm việc linh hoạt là một cách thức khác mà các công ty thể hiện sự quan tâm tới người lao động. Nhiều công ty trong Bảng xếp hạng Best Workplaces in Asia™ cho rằng chế độ làm việc linh hoạt là một trong những công cụ giúp họ thúc đẩy sức khỏe tổng thể của người lao động và điều chỉnh quyền lợi để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người lao động.
Tại Cadence, xếp hạng thứ 10 trong hạng mục đa quốc gia, các nhà lãnh đạo được đạo tạo về cách tổ chức các buổi họp nhóm linh hoạt và phù hợp hơn với cả người lao động làm việc trực tiếp và những người làm việc từ xa.
Tại Hilton, công ty đứng thứ 2 trong hạng mục các công ty đa quốc gia, sự linh hoạt trong công việc mang chút ý nghĩa khác biệt. Ngành khách sạn yêu cầu người lao động phải hiện diện tại nơi làm việc hàng ngày, vì thế Hilton đã phải tìm các cách thức khác để mang lại sự linh hoạt.
“Sự linh hoạt không chỉ là việc lựa chọn làm việc trực tiếp hay từ xa,”, Hilton chia sẻ. Thương hiệu này đang tìm cách đưa ra một lịch trình linh hoạt, kỳ nghỉ linh hoạt và phân chia công việc, cho phép người lao động có thể cân bằng cuộc sống cá nhân của họ với trách nhiệm và các cam kết trong công việc.
Hilton đưa ra một ví dụ về sự linh hoạt này trong thực tiễn: Tại DoubleTree by Hilton Arpora ở Ấn Độ, các thành viên nhóm được linh hoạt đến sớm hoặc muộn trong ngày làm việc bình thường của họ từ 2 đến 3 giờ, bốn lần một tháng.
Người lao động cho biết họ coi trọng những nỗ lực điều chỉnh của công ty để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Tại Best Workplaces in Asia™, 84% nhân viên cho biết họ có những đặc quyền đặc biệt và độc đáo – cao hơn những 14% so với kết quả của các nơi làm việc khác tham gia khảo sát.
Sự thăng tiến công bằng và cơ hội đào tạo
Các chương trình đào tạo và phát triển là một cách khác mà các công ty ở Châu Á thể hiện sự quan tâm đến người lao động, đầu tư vào sự nghiệp và mục tiêu nghề nghiệp của họ.
Tại Best Workplaces in Asia, 84% người lao động cho biết các nhà lãnh đạo tại công ty của họ tránh sự thiên vị và thúc đẩy sự công bằng – con số này cao hơn 12 % so với chuẩn đối sánh tại các nơi làm việc khác.
Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các công ty có thêm cơ hội phát triển và đào tạo, đồng thời tạo ra một lộ trình rõ ràng cho việc thăng tiến lên những vai trò lãnh đạo.
Tại DHL Express, vị trí số 1 trong hạng mục đa quốc gia, một chương trình mang tên Shift Up a Gear giúp cho nhiều người phụ nữ hơn thăng tiến lên vị trí lãnh đạo trong tổ chức. Công ty cũng cung cấp chương trình đào tạo năng lực lãnh đạo cho tất cả người lao động thông qua chương trình Chứng nhận Chuyên gia Quốc tế, nơi người lao động được trải qua đào tạo cụ thể để tìm hiểu về văn hóa và các hoạt động độc đáo của DHL.
Deloitte, công ty đứng thứ 6 trong hạng mục các công ty đa quốc gia, đã đầu tư vào Đại học Deloitte với cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy tân tiến hiện đại để phát triển các nhà lãnh đạo tương lai cho tổ chức. Các cơ sở được thiết lập ở mọi khu vực mà Deloitte hoạt động, với một cơ sở mới đang được xây dựng ở Trung Quốc.
Best Workplaces™ cũng tập trung vào việc đưa những tiếng nói mới vào hàng ngũ lãnh đạo trong tổ chức của họ, với rất nhiều công ty trong khu vực tập trung vào việc hỗ trợ phụ nữ phát triển sự nghiệp.
Tại những công ty này, 84% người lao động cho biết cơ chế thăng tiến ở công ty họ là công bằng, cao hơn 11% so với mức bình quân tại các nơi làm việc khác được khảo sát.
Cải thiện sự công bằng
Medtronic, vị trí thứ 7 trong hạng mục các công ty đa quốc gia, có chương trình Women Leadership Accelerator nhằm trang bị và chuẩn bị cho phụ nữ phát triển vai trò lãnh đạo trong công ty. Chương trình có bốn mục tiêu chính:
- Tạo ra một cộng đồng hỗ trợ thông qua những kết nối.
- – Đào tạo và giáo dục những người tham gia về các hoạt động điều hành tại Medtronic.
- Ghép cặp các cá nhân với các nhà cố vấn, người hướng dẫn và các nhà tài trợ tận tâm.
- Cung cấp kinh nghiệm thực tế để giúp những người tham gia phát triển kỹ năng của họ.
Một người tham gia chia sẻ: “Bây giờ tôi đã biết cách đối phó với hội chứng kẻ mạo danh”.
Giúp phụ nữ phát triển sự nghiệp cũng là trọng tâm của Cisco, công ty đứng thứ 3 trong hạng mục công ty đa quốc gia.
Công ty công nghệ này đã xây dựng chương trình Women’s Inventor Network (tạm dịch: Mạng lưới nhà phát minh dành cho phụ nữ) để tăng số lượng nhà phát minh nữ nhận được bằng sáng chế cho sáng kiến của họ. Các nhóm được hướng dẫn bởi một cố vấn có kinh nghiệm để giúp họ định hướng quy trình đăng ký bằng sáng chế, với mục tiêu cuối cùng là gửi đề xuất bằng sáng chế vào hệ thống Bằng sáng chế Trực tuyến của Cisco.
Bất kể kết quả ra sao, tất cả những người tham gia đều nhận được phản hồi về ý tưởng của họ, điều này cho phép người lao động chấp nhận rủi ro và tham gia vào quá trình đổi mới. Kết quả như thế nào? Ngày càng nhiều người lao động cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa và công ty cũng tăng thêm số lượng người cùng đóng góp cho các ý tưởng và chiến lược mới.
Tại những nơi làm việc được vinh danh, 90% người lao động tin rằng họ “tạo ra sự khác biệt” – một trải nghiệm được cho là có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và hạnh phúc cho người lao động, tăng tỷ lệ giữ chân và thúc đẩy tỷ lệ cải tiến cao hơn.
Cách tham gia vào Bảng xếp hạng
Bạn tin rằng công ty bạn xứng đáng được công nhận một cách đặc biệt? Hãy bắt đầu tại đây để có thể đủ điều kiện được vinh danh trong các bảng xếp hạng Bets Workplaces™ nhất vào năm sau.

Ted Kitterman
Ted Kitterman là Giám đốc nội dung của Great Place to Work®. Ted có kinh nghiệm về nơi làm việc, truyền thông doanh nghiệp, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, văn hóa doanh nghiệp, sức khỏe toàn diện của người lao động, mục đích thương hiệu và nhiều lĩnh vực khác. Công việc của anh là phân tích các dữ liệu vô tiền khoáng hậu cũng như các thông tin chuyên sâu do Great Place to Work® cung cấp dựa trên nhiều thập kỷ nghiên cứu, giúp doanh nghiệp chia sẻ tầm nhìn về Nơi làm việc xuất sắc vì tất cả.