Để tôn vinh ngày phụ nữ quốc tế năm nay, GPTW đi sâu nghiên cứu số liệu thống kê khảo sát doanh nghiệp và đặt câu hỏi:
“Những định kiến về giới nào phát sinh từ quan điểm của một nhân viên và một vài dấu hiệu định kiến về giới cả nhà tuyển dụng và nhân viên đều có thể nhận ra là gì?”
Giám đốc điều hành GPTW khu vực ASEAN và ANZ bà Evelyn Kwek cũng đưa ra một số quan niệm định kiến về giới thông thường và cách các công ty có thể giải quyết vấn đề.
Để tôn vinh những hành tựu và tiến bộ của phụ nữ trên khắp thế giới vào ngày quốc tế phụ nữ 8/3, hãy cùng nhau xem xét chủ điểm của năm nay (#Breakthebias #Phábỏđịnhkiến) và soi xét định kiến về giới của chính chúng ta và những tác động tiềm ẩn của chúng, đặc biệt ở nơi làm việc.
Rất nhiều định kiến không lời này dẫn dắt hành động và hành vi hàng ngày của chúng ta khi tương tác với và/hoặc ra quyết định về những cá nhân này. Từ quan điểm của một quản lý, việc chúng ta không nhận ra định kiến vô thức của mình có thể tác động tới hành vi và chuẩn mực nơi làm việc- hoặc tệ hơn định kiến trở nên cố hữu giống như một sự phân biệt có hệ thống chống lại các nhóm nhân viên đặc biệt nào đó. Thực tế, số liệu khảo sát của YouGov Singapore chỉ ra rằng 7 trong 10 phụ nữ ở Singapore đồng ý rằng nam giới và nữ giới không có sự đối xử bình đẳng trong công việc1 Trước thực trạng này, GPTW đã đánh giá mở rộng các câu trả lời khảo sát xuyên suốt các ngành khác nhau ở Singapore để xem liệu người trả lời cả nam và nữ có trải nghiệm nơi làm việc khác nhau không.
Dựa vào phân tích các dữ liệu từ việc khảo sát người lao động trong nhiều ngành, nghề,lĩnh vực khác nhau trên Emprising, nền tảng khảo sát của GPTW, chúng tôi nhận thấy nam giới có xu hướng trải nghiệm tổng thể tích cực hơn tại nơi làm việc. From a manager’s standpoint, if we are unaware of our unconscious bias, it can negatively impact workplace behaviors and norms—or worse, become entrenched as a systemic discrimination against particular groups of employees. In fact, YouGov Singapore’s survey data indicates that seven in 10 women in Singapore agree that men and women experience unequal treatment at work1.
Trước thực trạng này, GPTW đã đánh giá mở rộng các câu trả lời khảo sát xuyên suốt các ngành khác nhau ở Singapore để xem liệu người trả lời cả nam và nữ có trải nghiệm nơi làm việc khác nhau không. Dựa vào phân tích các dữ liệu từ việc khảo sát người lao động trong nhiều ngành, nghề,lĩnh vực khác nhau trên Emprising, nền tảng khảo sát của GPTW, chúng tôi nhận thấy nam giới có xu hướng trải nghiệm tổng thể tích cực hơn tại nơi làm việc.
5 khác biệt lớn nhất trong câu trả lời của nam giới và nữ giới đó là:
1. Phân biệt đối xử
Nam giới đánh giá tích cực hơn về tiêu chí “quản lý tránh xảy ra thiên vị”. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể dẫn đến hành vi phân biệt bởi người ra quyết định, gây ảnh hưởng tới phát triển sự nghiệp của một cá nhân; điều này bao gồm các cơ hội đào tạo và phát triển, thử sức các dự án trọng điểm, các quyết định thăng tiến và thậm chí các cơ hội kết nối và tham gia các hoạt động xã hội với cấp quản lý điều hành, đối tác và khách hàng quan trọng.
2. Ý thức được tôn chỉ mục đích
Ý thức được tôn chỉ mục đích là một trong những phạm vi chính của chỉ số hạnh phúc nhân viên và một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự gắn kết nhân viên, năng suất và giữ chân2. Số liệu của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều nam hơn nữ giới cảm thấy họ đã tạo ra sự khác biệt tại nơi làm việc. Số liệu của chúng tôi chỉ ra rằng nhiều nam hơn nữ giới cảm thấy họ đã tạo ra sự khác biệt tại nơi làm việc.
3. Thể hiện mối quan tâm chân thành
Ở những nơi làm việc tuyệt vời, lãnh đạo nhận ra rằng nhân viên là những cá nhân có cuộc sống riêng bên ngoài nơi làm việc. Các kết nối xã hội và quan hệ được hình thành khi lãnh đạo thể hiện mối quan tâm chân thành tới họ hơn là coi họ chỉ là nhân viên. Dữ liệu ghi nhận nhiều nam hơn nữ giới cho rằng có trải nghiệm tích cực hơn ở khía cạnh này.
4. Khả năng tiếp cận quản lý
Tầm quan trọng của giao tiếp 2 chiều và lắng nghe nhân viên từ lâu đã được công nhận là thành tố căn bản của nơi làm việc tuyệt vời. Một yếu tố quan trọng cho phép trở thành nơi làm việc tuyệt vời là khả năng tiếp cận với quản lý và họ sẵn lòng kết nối với các nhóm nhân viên khác nhau. Số liệu của chúng tôi cho biết nhiều nam hơn nữ giới thấy quản lý dễ dàng tiếp cận và trò chuyện.
5. Công bằng và công nhận
Nghiên cứu bởi Tổ chức Lao động Quốc tế4 đã nhấn mạnh rằng các quy trình và chương trình nhân sự phản ánh tiêu chí mặc định dành cho nam giới sẽ vô tình đặt phụ nữ vào thế bất lợi. Điều này gây quan ngại và củng cố các nghiên cứu định kiến về giới đã trình bày ở trên. Nghiên cứu cũng phát hiện rằng một vài tiêu chuẩn nơi làm việc có thể gây trở ngại cho sự nghiệp của phụ nữ. Ví dụ khi các vị trí lãnh đạo cao cấp được độc quyền nắm giữ bởi nam giới sẽ mãi củng cố quan điểm “nghĩ đến quản lý- nghĩ đến nam giới”.
Trong bối cảnh Singapore, định kiến vô thức về giới trong tổ chức có thể cản trở thăng tiến sự nghiệp và hạn chế những đóng góp của họ trong công việc. Điều này có thể gây ra việc đền đáp không đồng đều của lực lượng lao động vốn đang tranh đấu bất bình đẳng giới. Nó cũng có thể mãi củng cố quan điểm từ lâu về khả năng gắn kết và giữ chân người tài là nữ giới của tổ chức và gây trở ngại lợi ích của đa dạng giới trong chiến lược nhân tài và lãnh đạo nguồn.
Bà Evelyn Kwek, Giám đốc điều hành GPTW tại ASEAN và ANZ cho rằng ngay tại một quốc gia như Singapore nơi phụ nữ đã có những bước tiến tiến bộ, tuy nhiên số liệu năm 2021 cho thấy nam giới và nữ giới đang có những trải nghiệm không đồng đều trong các hoạt động căn bản hàng ngày tại nơi làm việc. “Sứ mệnh của chúng tôi là giúp mọi tổ chức, doanh nghiệp trở thành nơi làm việc tuyệt vời cho tất cả mọi người.” và bổ sung thêm rằng để tối đa hóa tiềm năng con người, các công ty, tổ chức cần thu hẹp khoảng cách này lại. “GPTW cố gắng liên tục chia sẻ số liệu, cung cấp công cụ và nêu gương các công ty dẫn đầu trong việc thể hiện thế nào là nơi làm việc tuyệt vời.”
GPTW hy vọng được ghi công các đồng nghiệp nữ vì những thành tựu và đóng góp đem lại trên hành trình của họ tới giờ. Đây cũng là lúc chúng ta nên lắng lại và suy ngẫm xem liệu trong các quy trình và chương trình nhân sự hiện nay có những định kiến vô thức về giới mà vô tình đã tạo ra những trở ngại. Để tìm ra xem liệu các nhân viên nữ có đang trải nghiệm nơi làm việc khác với đồng nghiệp nam của họ, hãy sử dụng bảng khảo sát nhân viên của chúng tôi.
Một công ty được chứng nhận là nơi làm việc tuyệt vời và nơi làm việc tốt nhất Singapore chia sẻ thực tiễn tốt nhất để bớt định kiến về giới trong công việc và cách họ hỗ trợ nhân viên nữ.
Áp dụng Đa dạng và Bao trùm (D&I) là một trong 5 nguyên tắc của AbbVie. Công ty bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức về các vấn đề ở nơi làm việc như bình đẳng, bắt nạt, lạm dụng và đạo đức vào năm 2017. Giai đoạn này cũng thấy sự hình thành Mạng lưới phụ nữ chuyên nghiệp (PWN) để khuyến khích kiểm tra các chủ đề liên quan đến giới tại nơi làm việc và dung dưỡng môi trường trao quyền phụ nữ để tự tin trong công việc. Năm 2019, PWN đã mở rộng trở thành Tầm quan trọng của Đa dạng nhằm thúc đẩy hiểu biết văn hóa và dân tộc tốt hơn giữa các nhân viên. Hành trình lãnh đạo của Phụ nữ là một chương trình khác sinh ra từ các nỗ lực Đa dạng và Bao trùm (D&I); Chương trình cung cấp nội dung học tập tập trung cho phụ nữ và triển khai các cơ hội dìu dắt và kết nối cho phụ nữ, những người đang hoặc chuẩn bị tiếp quản các vị trí lãnh đạo.
Để đảm bảo các nỗ lực dung dưỡng môi trường làm việc cởi mở và bao trùm cho tất cả nhân viên và lan tỏa tới mọi cấp độ của tổ chức, các quản lý có trách nhiệm xây dựng các nhóm đa dạng và hiệu suất cao và sau đó xây dựng thành bảng đánh giá hiệu suất của họ. AbbViehiểu rất rõ về kỳ vọng của mình đối với vai trò của quản lý và đề cập rõ ràng trong bản mô tả đặc điểm lãnh đạo Đường lối hành động (Ways-We-Work). Gần đây công ty tiến hành một chiến dịch ‘Phá bỏ định kiến’/Break the bias’ trong bộ phận Vận hành để giúp nhân viên học cách đối đầu định kiến vô thức của họ.
Là một phần của chiến dịch, công ty tiến hành các khóa học và cung cấp danh mục tự đánh giá và các nguồn tài nguyên nhằm giúp nhân viên phát triển nhận thức sắc bén về các tình huống ở đó định kiến của họ có thể không được kiềm chế và ảnh hưởng chất lượng ra quyết định của họ. Trong phần mở rộng của chiến dịch, công ty cũng tiến hành đào tạo bắt buộc Lãnh đạo bao trùm cho quản lý, với 100% tham gia được ghi nhận năm 2021.
Như một minh chứng cho thành công của công ty, nữ giới đang giữ 48% các vị trí lãnh đạo của AbbVie ở Singapore và AbbVie tiếp tục phấn đấu làm nhiều hơn để hỗ trợ phụ nữ tại nơi làm việc.
1 Seven in ten women in Singapore think gender inequality still persists in the workplace, YouGov, March 1, 2022.
2 Help your employees find purpose—or watch them leave, McKinsey & Company, April 5, 2021.
3 Singapore women earn 6% less than men, but gap has narrowed: Study, The Straits Times, Jan 9, 2020.
4 Breaking barriers: Unconscious gender bias in the workplace, The Bureau for Employers’ Activities (ACT/EMP), International Labour Organization, August 2017.

Daphne Lee
Daphne Lee is the senior writer and content marketing manager at Great Place to Work® ASEAN and ANZ. She believes in building community-relatable content, telling stories through narratives that add value in today’s workplace and in culture-building. A trained journalist, she spent 15 years writing for trade publications, lifestyle magazines and supplements. She is also a mum of two teenagers and two adopted dogs and rides on her trusty two-wheel bicycle to see new sights and sounds in Singapore.

Pamela Sng
Pamela is our Senior Consultant and Research Lead for Great Place to Work® ASEAN and ANZ. She has over two decades of consulting and policy experience helping organizations in their journey to become fair and progressive employers. She believes that every organization has the potential to be a great workplace, and works with data to distil insights and develop resources to help them. When she’s not burrowing down the rabbit hole of numbers and words, she’s probably immersed in a new K-drama or catching up with friends over a virtual drinks session.

Raymond Teo
Raymond is a talent-builder, having trained and coached hundreds of leaders and staff in systematic problem-solving skills. He is also a Certified Gallup Strengths Coach and a LEGO® Serious Play facilitator, using these tools in strategy development, team building, problem solving, visioning and leadership development. Today, as a Senior Consultant for Great Place to Work®, Raymond brings in his extensive coaching, business performance management, and team development experiences to help clients build stronger workplace cultures and employee engagement that is pivotal towards business success.