Mục đích trong công việc chỉ mang lại lợi nhuận Nếu làm điều này!

Chia sẻ:

Báo cáo chuyên sâu được chia sẻ trong sự kiện công bố Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam đã hé lộ các doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất có ý thức lấy mục đích làm kim chỉ nam, tạo cho người lao động sự hứng khởi và đồng lòng để phát triển doanh nghiệp, con người và mang lại những tác động tích cực cho cộng đồng. Họ tìm cách ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của người lao động đồng hành với mục đích của doanh nghiệp.

Hãy tải ngay Báo cáo chuyên sâu với chủ đề: Con người-Hàng đầu. Mục đích-Kim chỉ nam để vinh danh các Doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam 2022 tại đây.

Liên quan đến hiệu quả kinh doanh, mục đích tại nơi làm việc đóng vai trò quan trọng – nhưng chỉ khi mục đích rõ ràng.

‘Mục đích quan trọng hơn lợi nhuận’

Cụm từ này đã trở thành khẩu hiệu đối với rất nhiều doanh nghiệp những năm gần đây khi người tiêu dùng đòi hỏi các nhãn hiệu họ đang dùng làm tốt hơn nữa, còn người lao động và người tìm việc đòi hỏi nơi làm việc của họ làm tốt hơn nữa.

Cụm từ này đặc biệt đúng từ khi đại dịch xảy ra. Hơn hai năm bất ổn, lo lắng, sợ hãi và cách ly càng làm cho mục đích và văn hóa doanh nghiệp trở thành mối quan tâm hàng đầu. Mọi người muốn mua hàng hóa/dịch vụ và làm việc cho các doanh nghiệp phản chiếu được các giá trị riêng của họ.

Dĩ nhiên các thương hiệu sẽ hưởng ứng – các thương hiệu như Patagonia, Lego, và Ben & Jerry’s đã tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp là biểu tượng trách nhiệm xã hội. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu mục đích trong trong việc có thực sự mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn?

Câu trả lời: Cũng tùy

Dữ liệu đằng sau mục đích trong công việc

Để tìm câu trả lời, Trường Kinh Doanh Harvard (HBS) đã sử dụng cơ sở dữ liệu gắn kết người lao động của Great Place to Work® để xác định liệu nguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp đặt toàn bộ vào mục đích thực tế có tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn không.

HBS đã sử dụng mẫu của Great Place to Work gồm 429 doanh nghiệp Mỹ và hơn 450.000 câu trả lời khảo sát người lao động để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mục đích của tổ chức. Người lao động được yêu cầu trả lời đồng ý hay phản đối các câu khảo sát sau đây:

  • Tôi thấy công việc của mình có ý nghĩa”
  • “Tôi cảm thấy hài lòng về cách doanh nghiệp đóng góp lại cho cộng đồng”
  • “Tôi tự hào nói với mọi người Tôi làm việc ở đây.”

Các khảo sát này không đi sâu vào loại mục đích các doanh nghiệp đang theo đuổi (ví dụ như môi trường, công bằng xã hội, vv.) mà chỉ tìm hiểu xem mục đích đó có phù hợp với người lao động hay không.

Kết quả nhận được có thể gây ngạc nhiên cho những người theo trường phái mục đích đó là: nếu mới chỉ ý thức việc có mục đích trong công việc thì không mang lại hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

Vậy yếu tố nào sẽ mang lại lợi ích và là chìa khóa mở ra tiềm năng cho mục đích? Đó là sự rõ ràng.

Yếu tố rõ ràng

Từ dữ liệu ban đầu, HBS đã thực hiện phân tích yếu tố và xác định 2 loại tổ chức có mục đích:

  • Tổ chức có mục đích cao cả-tình đồng nghiệp thân thiết Các doanhh nghiệp này đạt điểm số cao với các câu khảo sát như “Chúng tôi có cùng chí hướng”
  • Tổ chức có mục đích cao cả- Rõ ràng Các doanh nghiệp này đạt điểm cao với các câu khảo sát như “Lãnh đạo bày tỏ kỳ vọng rõ ràng”

Liên quan tới hiệu quả kinh doanh, chỉ một nhóm doanh nghiệp đạt được đó là nhóm có mục đích cao cả – Rõ ràng.

Thực tế, nghiên cứu cũng phát hiện rằng người lao động được trải nghiệm ý nghĩa của mục đích trong công việc và tin tưởng lãnh đạo của mình luôn có hướng đi rõ ràng và bày tỏ kỳ vọng rõ ràng (mục đích + rõ ràng), thì các doanh nghiệp đó hoạt động tốt hơn thị trường chứng khoán, đạt lợi nhuận cao hơn thị trường 6.9%.

Quản lý cấp trung tạo sự khác biệt

Nghiên cứu cũng tiết lộ không phải lãnh đạo điều hành cấp cao đóng vai trò lớn nhất mà quản lý cấp trung và người làm chuyên môn. Nếu 2 nhóm này cùng trải nghiệm mục đích và tính rõ ràng thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp còn cao hơn gấp bội.

Báo cáo giải thích “Phát hiện sau cùng này nhấn mạnh tầm quan trọng tuyệt đối của phát triển quản lý cấp trung hiệu vì quả của doanh nghiệp: Những quản lý này tin tưởng ở tầm nhìn của doanh nghiệp và có thể ra các quyết định hàng ngày để dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng.”

Mục đích trong công việc: Tầm quan trọng

Mục đích đóng vai trò quan trọng. Người lao động muốn tin rằng họ đang tạo sự khác biệt bằng cách nào đấy và sẽ làm việc chăm chỉ khi tin vào mục đích của doanh nghiệp.

Nhưng mục đích của doanh nghiệp cần được thực hiện thận trọng để đảm bảo quản lý cấp trung trong tổ chức hiểu rõ mục đích. Họ cần tin tưởng hoàn toàn và có cùng chí hướng.

Nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lãng phí thời gian để giải thích những chủ đề không quan trọng.

Để biết toàn bộ thông tin, vui lòng đọc báo cáo HBR

Bạn có thể đánh giá mục đích trong công việc

Người lao động ở doanh nghiệp bạn có được trải nghiệm ý nghĩa của sự rõ ràng và mục đích trong công việc không? Hãy lấy chứng nhận cùng với Great Place to Work thông qua khảo sát chỉ số tin cậy (Trust Index™) dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, hãy tìm hiểu làm cách nào văn hóa tổ chức bạn có thể sánh ngang với các doanh nghiệp khác và làm cách nào để có thể tạo ra mục đích. Tìm hiểu thêm.

Marcus Erb

Marcus Erb là Phó chủ tịch phụ trách khoa học dữ liệu và đổi mới tại Great Place to Work®. Ông là lãnh đạo phân tích dữ liệu uyên bác và hợp tác, với tâm huyết biến các dữ liệu thành thông tin chuyên sâu, đề xuất hành động để các lãnh đạo điều hành xây dựng nơi làm việc hiệu suất cao. Marcus sử dụng dữ liệu khảo sát người lao động toàn cầu của Great Place to Work để phát triển thông tin chuyên sâu dành cho lãnh đạo điều hành. Ông là đồng tác giả của một số công trình nghiên cứu gồm Chuỗi báo cáo chuyên sâu về Đổi mới của Great Place to Work và cuốn sách mang tên “A Great Place to Work For All.” của cơ quan này năm 2018.

Được chứng nhận công ty của bạn

Chứng chỉ có giá cả phải chăng, dễ dàng và có thể hoàn thành trong vài ba tuần.

ABOUT OUR METHOLOGY​

To be eligible for the World’s Best Workplaces list, a company must apply and be named to a minimum of 5 national Best Workplaces lists within our current 58 countries, have 5,000 employees or more worldwide, and at least 40% of the company’s workforce (or 5,000 employees) must be based outside of the home country. Extra points are given based on the number of countries where a company surveys employees with the Great Place to Work Trust Index©, and the percentage of a company’s workforce represented by all Great Place to Work surveys globally. Candidates for the 2017 Worlds Best Workplaces list will have appeared on national workplaces lists published in September 2016 through August 2017.

ABOUT OUR METHOLOGY​