11 Đặc Điểm Của Nhà Tuyển Dụng Được Lựa Chọn Hàng Đầu

Chia sẻ:

Trong báo cáo được công bố gần đây với nhan đề Bảng Xếp Hạng Nơi Làm Việc Tốt Nhất Thế Giới 2020: Thăng Hạng Mặc Những Thách Thức Lịch Sử , các dữ liệu cho thấy khi người lao động cảm thấy được quan tâm thật lòng và biết rằng lãnh đạo quan tâm lo lắng đến an toàn tài chính, họ sẽ trung thành và cam kết lâu dài hơn đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn trong khủng hoảng.

Trong bài này, chúng tôi xin chia sẻ 11 đặc điểm người lao động đánh giá cao nhất ở doanh nghiệp. Ở mỗi đặc điểm, chúng tôi đúc kết bằng một số bài học thực tiễn mà các lãnh đạo coi trọng con người-hàng đầu có thể áp dụng để tạo trải nghiệm tuyệt vời cho người lao động.

Danh sách dưới đây liệt kê những đặc điểm của nơi làm việc được người lao động đánh giá cao nhất:

1. Phát Triển Nghề Nghiệp

Một trong những lý do chính người lao động rời bỏ tổ chức là vì cơ hội phát triển nghề nghiệp Cho dù là nhận một vị trí tăng thêm trách nhiệm hay một vị trí sử dụng bộ kỹ năng khác; người lao động mong muốn phát triển ở các vị trí công việc.

• Xây dựng lộ trình công danh đa dạng tạo điều kiện thăng tiến và được trải nghiệm nhiều vị trí trong tổ chức.
• Gắn kết thông qua trao đổi hoạch định nghề nghiệp với người lao động.
• Có các hỗ trợ cần thiết nhằm xác định (những) hướng đi của người lao động đồng thời xây dựng bộ kỹ năng tương ứng.

2. Công Việc Ý Nghĩa

Đề bạt và song hành cùng người lao động không phải lúc nào cũng thực hiện được, vì thế khuyến khích và thách thức phân công công việc trở nên quan trọng. Giúp người lao động cố dướn để phát huy hết tiềm năng của bản thân mà không gây quá nhiều áp lực là một chiến thuật cân bằng. Khi công việc trở nên quá quen thuộc, điều doanh nghiệp gặp rủi ro đó là người lao động có thể chán nản hoặc thờ ơ, trong khi quá nhiều thách thức lại tạo ra stress và kiệt sức.

• Phát triển các phương án chia sẻ công việc và luân chuyển công tác.
• Giao lưu định kỳ giữa các phòng chức năng.
• Lập ban quản lý cho các dự án khác nhau và giải quyết các vấn đề.

3. Trân trọng và Ghi nhận

Ghi nhận người lao động vì công lao vất vả của họ vô cùng quan trọng. Không ai muốn cảm thấy những đóng góp của mình bị coi là đương nhiên hoặc không được nhìn nhận. Phát triển hệ thống quản lý hiệu quả công việc tốt sẽ đảm bảo người lao động luôn luôn cảm thấy được ghi nhận và trân trọng.

• Đặt ra các mục tiêu công việc của cá nhân và đội nhóm để mỗi đóng góp đều có cơ hội được ghi nhận.
• Hiểu sự khác biệt giữa đãi ngộ và khen thưởng- ví dụ như miễn phí bữa trưa hay được nghỉ buổi chiều trước một kỳ nghỉ cuối tuần dài thường được người lao động kỳ vọng đó chính là đãi ngộ, trong khi khen thưởng được dành để công nhận hành vi cụ thể.
• Hãy sáng tạo trong các dịp đặc biệt như lễ kỷ niệm, sinh nhật, và thành tích của đội nhóm vì đã luôn giữ cho công việc vui vẻ và sống động.

4. Cân bằng Công việc-Cuộc sống

Nói không bao giờ đủ – Những người biết cách làm tươi mới, thư giãn, và biết cân bằng thường là những người hiệu quả và hài lòng nhất. Các mục tiêu nghề nghiệp và cá nhân quan trọng như nhau, nơi làm việc được yêu thích nhất mang tới các chương trình và thông lệ phong phú hỗ trợ được nhu cầu cá nhân của người lao động.

• Cho phép giờ làm việc linh hoạt, làm tại nhà, các kỳ nghỉ hào phóng, vv… và nếu có thể tập trung vào kết quả so với thời gian làm việc trực tiếp tại văn phòng.
• Cân nhắc các chế độ sức khỏe như massage, phòng games, và lớp học rèn luyện sức khỏe thể chất.
• Hợp nhất mục tiêu cá nhân với mục tiêu nghề nghiệp như một phần của quản lý hiệu suất.

5. Lãnh Đạo Tài Ba

Lãnh đạo uy tín thường được đánh giá cao. Định hình là nhân vật đáng kính, biết cân nhắc thấu đáo, nhất là liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược và ra quyết định. Người lao động cảm thấy an tâm khi có thể tin tưởng lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt và công việc thực hiện mang ý nghĩa.

• Đảm bảo tầm nhìn của doanh nghiệp được truyền đạt và truyền thông rõ ràng với người lao động trong quá trình hoạch định chiến lược.
• Khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo và sớm xác định lãnh đạo tiềm năng trong tương lai .
• Dễ tiếp cận và tạo cơ hội tương tác với người lao động ở mọi cấp độ và phòng chức năng của tổ chức.

6. Công bằng

Người lao động trở nên mẫn cảm nhất là liên quan tới đối xử công bằng và họ chọn làm việc ở nơi mà họ tin tưởng rằng bình đẳng là giá trị cốt lõi được gìn giữ bền chặt. Những thiên vị và chính sách không được áp dụng bình đẳng với tất cả mọi người tạo ra nhiều bất đồng và dẫn đến việc người tốt rời bỏ tổ chức. Khái niệm này áp dụng cho cả thông lệ nội bộ và bên ngoài, bằng cách áp dụng cả hai, doanh nghiệp mới có thể xây dựng nơi làm việc lành mạnh và mạnh mẽ hơn.

• Đánh giá các thông lệ hàng ngày, tìm ra sự bất nhất giữa chính sách và hành động, lập kế hoạch để thu hẹp khoảng cách.
• Kiểm tra các chỉ số đa dạng và bao trùm trong tổ chức và lập kế hoạch cải thiện cụ thể, có thể đo lường, đúng nơi, đúng chỗ.
• Khảo sát mức lương và thưởng của doanh nghiệp so với các đối thủ, với ngành và với chuẩn đối sánh của khu vực để đảm bảo chế độ đãi ngộ tổng thể bằng hoặc trên trung bình thị trường.

7. Tiếp cận thông tin

Khi người lao động cảm thấy ‘nắm rõ thông tin’ thì họ hiểu rằng mình là một phần của điều cao cả hơn bản mô tả công việc. Điều này khiến cho họ cảm thấy có động lực, vui mừng, là chính cảm giác người lao động luôn tích cực tìm kiếm từ doanh nghiệp. Giao tiếp cởi mở và minh bạch là điều kiện sống còn để trở thành Nơi làm việc được lựa chọn hàng đầu.

• Chia sẻ các thông tin về ngành, cập nhật các thông tin về tổ chức, vv… với người lao động trước khi chia sẻ rộng rãi ra ngoài.
• Nỗ lực chia sẻ thông tin nhất quán và sử dụng nhiều kênh giao tiếp khác nhau để cải thiện khả năng tiếp cận vì tất cả.
• Minh bạch với các giải pháp tài chính và hiệu suất, hãy đặt các con số từ quan điểm vì lợi ích của người không chuyên về tài chính và dành thời gian để trả lời các câu hỏi.

8. Trao quyền

Người lao động mong được tham gia vào các quyết định và mong được tin tưởng để có thể chịu trách nhiệm đối với cách họ hoàn thành công việc và tác động đến cách thức công việc được hoàn thành. Sự quan liêu và quản lý tiểu tiết thường làm giảm giá trị của nơi làm việc và làm người lao động cảm thấy bế tắc không còn chỗ để trưởng thành và phát triển. Hãy tìm cách giúp người lao động tham gia vào các quyết định lớn nhỏ hàng ngày.

• Cung cấp phản hồi và hỗ trợ thật nhiều để giúp người lao động hiểu được vai trò của họ và vai trò đó vừa khít thế nào với bức tranh tổng thể lớn hơn.
• Đón nhận sai lầm như những cơ hội học tập là cơ hội để đúc kết và thảo luận khi xảy ra sự cố.
• Khuyến khích đổi mới và đơn giản hóa quy trình đề xuất để người lao động nhận ra rằng ý tưởng của họ thực sự quan trọng và cần thiết.

9. Uy Tín Lớn

Một tổ chức được tôn trọng trong ngành hoặc khu vực đương nhiên là nơi người lao động muốn làm việc. Doanh nghiệp có thể xây dựng dựa trên uy tín của mình trong cộng đồng bằng cách đảm bảo trải nghiệm người lao động đúng với những gì họ kỳ vọng khi bắt đầu làm việc ở doanh nghiệp. Sự nhất quán này sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững uy tín và tạo ra vòng quay phản hồi tích cực đối với tân tuyển và ứng viên tiềm năng.

• Ưu tiên an toàn việc làm và xây dựng kế hoạch tài chính vững chắc để đảm bảo sự ổn định lâu dài.
• Giữ lời hứa với các bên liên quan và đối diện các vấn đề sớm, cởi mở và thành thật.
• Tập trung chú ý đến các trang đánh giá nhà tuyển dụng và khảo sát người lao động thường xuyên để hiểu doanh nghiệp đang làm gì tốt và cần phải cải thiện những gì.

10. Tham gia vì cộng đồng

Tư cách công dân của doanh nghiệp luôn thu hút ứng viên tiềm năng. Điều này bao hàm việc rèn luyện đạo đức, sáng kiến bền vững và trách nhiệm xã hội. Người lao động cảm thấy tuyệt vời khi họ biết mình đang làm việc cho một tổ chức có các hoạt động trao lại và tham gia vì cộng đồng.

• Hãy phát triển kế hoạch trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) nhất quán với các giá trị cốt lõi và nguyên tắc.
• Hỗ trợ các mục đích và tổ chức cộng đồng nơi người lao động gắn bó và cung cấp cho họ quỹ thời gian được hưởng lương để có thể tham gia công tác cộng đồng.
• Xây dựng các hoạt động CSR để đẩy mạnh tinh thần, xây dựng tình đồng nghiệp và tăng cường các nỗ lực xây dựng tinh thần đồng đội.

11. Vui vẻ!

Ngoài yếu tố phù hợp, người lao động còn muốn được vui vẻ trong công việc. Do đặc thù ngày làm 8 tiếng chủ yếu với đồng nghiệp nên văn hóa và không khí làm việc thay thế cho các dịp chúc mừng và tận hưởng vô cùng quan trọng. Cảm giác như đang làm việc cùng những người bạn mỗi ngày sẽ tạo ra nơi làm việc dễ chịu và miễn nhiễm với stress, dọn dường cho những cuộc thảo luận thoải mái, giải quyết các vấn đề và cùng đồng tâm-hiệp lực.

• Khuyến khích tiếng cười bằng các cuộc thi vui vẻ, những chủ điểm ngây ngô, và tổ chức những trò chơi và các giải đấu.
• Cùng nhau nghỉ giải lao và dùng bữa (liên hoan pizza, quầy rượu đêm, xe thức ăn, vv…) và khuyến khích đồng nghiệp tham gia đội thể thao và tổ chức các câu lạc bộ.
• Thổi vào nơi làm việc không khí vui vẻ và hài hước – trang trí bằng màu sắc vui nhộn, cân nhắc trang phục chủ đạo thoải mái hoặc đề ra luật lệ khiến mọi người mỉm cười (nhóm tấu hài, cúp ngây thơ, chúc mừng sinh nhật … hoạt động hết công suất).

Là nhà tuyển dụng được lựa chọn hàng đầu cần có hoạch định và cách tiếp cận chiến lược. Rốt cuộc, mọi thứ sẽ xoay quanh văn hóa: Doanh nghiệp có công bằng, chân thành, trọng thị và vui vẻ không? Người lao động liệu có tin tưởng doanh nghiệp có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn và mối quan tâm của người lao động có được nằm lòng không? Doanh nghiệp có vận hành xoay quanh các giá trị cốt lõi và kiên định không? Đây là những đặc điểm người lao động tìm kiếm khi quyết định nơi họ muốn làm việc. Mỗi đặc điểm sẽ củng cố nơi làm việc và văn hóa xuất sắc.

Nếu bạn muốn biết làm thế nào Great Place to Work® có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng văn hóa xuất sắc trong năm 2021, hãy liên hệ với chúng tôi để có các giải pháp gắn kết người lao động và nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng.

Giới thiệu Great Place to Work®

Great Place to Work® là Cơ Quan Toàn Cầu về Văn Hóa Nơi Làm Việc. Chúng tôi tạo điều kiện dễ dàng để doanh nghiệp có thể khảo sát người lao động, tìm hiểu các thông tin chuyên sâu có gợi ý hành động và đạt chứng nhận nơi làm việc có văn hóa xuất sắc. Hãy tìm hiểu thêm về Chứng Nhận Nơi Làm Việc Xuất Sắc.

Nancy Fonseca

Được chứng nhận công ty của bạn

Chứng chỉ có giá cả phải chăng, dễ dàng và có thể hoàn thành trong vài ba tuần.

ABOUT OUR METHOLOGY​

To be eligible for the World’s Best Workplaces list, a company must apply and be named to a minimum of 5 national Best Workplaces lists within our current 58 countries, have 5,000 employees or more worldwide, and at least 40% of the company’s workforce (or 5,000 employees) must be based outside of the home country. Extra points are given based on the number of countries where a company surveys employees with the Great Place to Work Trust Index©, and the percentage of a company’s workforce represented by all Great Place to Work surveys globally. Candidates for the 2017 Worlds Best Workplaces list will have appeared on national workplaces lists published in September 2016 through August 2017.

ABOUT OUR METHOLOGY​